CAO ĐẲNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG-BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG-Đào, tạo thiết kế đồ họa-Đào tạo thiết kế đồ họa 2D chuyên nghiệp-DAO TAO-THIET KE DO HOA-Graphic designer-Lập trình web laravel-codeigniter nâng cao-Top đầu công nghệ thông tin-TOP ĐẦU ĐÀO TẠO LẬP TRÌNH VIÊN- -ĐÀO TẠO KỸ THUẬT IN-TRUONG CAO DANG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG-- KY THUAT IN- DAO TAO KY THUAT IN, Đào Tạo Kỹ Thuật in-đào tạo thợ in-TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN-ĐÀO TẠO CHẾ BẢN OUT PHIM- TRƯỜNG ĐẠI HỌC IN-TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG-ĐÀO TẠO CTP-CTF,Đào tạo công nhân in-Thợ máy in offset-thợ in offset,ĐÀO TẠO NGHỀ IN,ĐÀO TẠO CHẾ BẢN,ĐÒ HỌA 2D-ĐÀO TẠO LẬP TRÌNH WEB-PHP-LARALVEL-CODEIGNITER-KỸ THUẬT IN

TIN HÀNG NGÀY


Kế hoạch phát triển Nhà trường giai đoạn 2015 - 2020

I. Tình hình phát triển nhân lực của ngành in

1. Ngành in và nhu cầu nhân lực

Ngành in là một ngành công nghiệp sản xuất ra các ấn phẩm như sách, báo và các xuất bản phẩm khác, đáp ứng nhu cầu đọc tìm hiểu thông tin và nâng cao dân trí của xã hội. Mặt khác, ngành công nghiệp in còn sản xuất ra các sản phẩm là bao bì, tem nhãn, ấn phẩm quảng cáo, giấy tờ quản lý và các nhu cầu dân sinh khác góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Ngành công nghiệp in vừa làm nhiệm vụ chính trị và tham gia sản xuất kinh doanh. Trong đó in xuất bản phẩm như sách, báo, tạp chí có xu hướng ngày càng giảm do cạnh tranh của báo mạng và trang thông tin điện tử. Ngược lại in bao bì, tem, nhãn hàng hóa ngày càng tăng do sản xuất hàng hóa canh trạnh từ chất lượng bên trong đến hình thức bao bì, tem nhãn bên ngoài của các loại sản phẩm.

Hiện nay toàn quốc có khoảng hơn 3500 cơ sở in công nghiệp, trong đó có 145 cơ sở in thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước, còn lại là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, ngoài ra còn rất nhiều cơ sở in không được tổ chức theo mô hình công nghiệp nh­ư chế bản in, in l­ưới. Ngành in trong năm 2014 đạt hơn 1.000 tỉ trang in tiêu chuẩn, ngoài ra còn một lượng rất lớn các sản phẩm in bao bì, tem nhãn phục vụ trong sản xuất kinh doanh.

Theo báo cáo Hiệp hội in Việt Nam tại Hội nghị thường niên năm 2015, chưa bao giờ ngành in Việt Nam lại thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng như hiện nay, kể cả lao động kỹ thuật thông thường, chứ chưa nói tới lao động kỹ thuật giỏi và quản lý cấp cao. Về số lượng, mỗi năm 6 cơ sở đào tạo in của Việt Nam chỉ cung cấp được khoảng trên 600 lao động mới có trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học, đáp ứng chưa tới 1/5 nhu cầu bổ sung của toàn ngành. Chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên và phương tiện đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là lĩnh vực in bao bì, kỹ thuật số.

2. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cho ngành

Tại Quyết định số: 896/QĐ-BTTTT, ngày 28/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành thông tin và truyền thông giai đoạn 2011 – 2020. Trong đó nhân lực ngành in đến năm 2015 dự báo nhu cầu nhân lực ngành in là khoảng 53.000 người. Đến năm 2020 dự báo nhu cầu nhân lực ngành in là khoảng 63.000 người; tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học là 10%, có trình độ trung cấp, sơ cấp, công nhân kỹ thuật là 90%.

Tại Quyết định số: 115/QĐ-TTg, ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; về lĩnh vực in tiếp tục tăng cường hiện đại hóa phấn đấu đến năm 2020: 50 – 60% số cơ sở in sử dụng công nghệ thiết bị in hiện đại, đạt khoảng 450 triệu bản in; về nguồn nhân lực xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm, nghiên cứu việc mở mã ngành đào tạo, dạy nghề về xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm.

II.  Định hướng phát triển giai đoạn 2015 – 2020

Trường Cao đẳng Công nghiệp in là cơ sở đào tạo công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng kỹ thuật, kinh tế và các trình độ thấp hơn trong lĩnh vực công nghiệp in, gồm các chuyên ngành chủ yếu: Công nghệ in, Thiết kế mẫu in, Cơ khí thiết bị sản xuất in, Kinh tế ngành in.

Là cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ quản lý, sản xuất, kinh doanh của ngành và sự phát triển kinh tế, xã hội.

Hơn 50 năm qua, Trường Cao đẳng Công nghiệp In đã đào tạo hàng vạn công nhân kỹ thuật, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển ngành in.  Lực lượng lao động ngành in do Trường đào tạo đã và đang đáp ứng tốt yêu cầu của các cơ quan sử dụng lao động, đặc biệt, nhiều học viên, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành in của Trường đang giữ cương vị lãnh đạo trong các cơ sở sản xuất in của cả nước.

          Trong giai đoạn 2015 – 2020, Nhà trường không chỉ tập trung củng cố và đổi mới các chương trình đào tạo hiện có mà còn phải xây dựng chương trình đào tạo phục vụ lĩnh vực bao bì, tem nhãn và các mô-đun đào tạo ngắn hạn đáp ứng yêu cầu đào tạo tại chỗ cho các cơ sở sản xuất trong lĩnh vực in và sản xuất bao bì như sau:

1. Chương trình đào tạo:

          a. Trình độ cao đẳng: Công nghệ in, Thiết kế đồ họa, Kỹ thuật cơ khí, Kinh tế in, Công nghệ bao bì;

          b. Trình độ trung cấp: Công nghệ chế tạo khuôn in, Công nghệ in, Công nghệ hoàn thiện xuất bản phẩm, Công nghệ chế bản điện tử, Sửa chữa thiết bị in,   Kỹ thuật gia công bao bì;

          c. Trình độ sơ cấp: Công nghệ chế tạo khuôn in, Công nghệ chế bản điện tử Công nghệ in offset, Công nghệ in flexo, Công nghệ in ống đồng, Công nghệ hoàn thiện xuất bản phẩm, Kỹ thuật gia công bao bì, Sửa chữa thiết bị in;

          d. Đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng bậc thợ: xây dựng các mô đun đào tạo dựa trên bộ tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân ngành in và các yêu cầu thực tế của các cơ sở in như vận hành máy in flexo, máy in ống đồng, chế bản in flexo, gia công bao bì, tem nhãn...

2. Phương thức đào tạo.

- Đào tạo theo chương trình khung, quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) và các quy định trong quản lý giáo dục và đào tạo. Áp dụng cho các hệ đào tạo cao đẳng, trung cấp và sơ cấp tuyển sinh đào tạo tập trung tại Trường;

- Đào tạo theo yêu cầu của các cơ sở sản xuất in về số lượng, chất lượng của từng công đoạn trong vận hành sản xuất in. Đối với phương thức đào tạo này chương trình đào tạo mềm dẻo, linh hoạt, theo mô đun, đào tạo tại chỗ,  áp dụng cho các lớp sơ cấp, đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao tay nghề cho các cán bộ, công nhân ngành in.

- Đào tạo kết hợp với sản xuất, tìm các giải pháp tối ưu để xưởng thực hành trở thành các xưởng sản xuất ra các sản phẩm có giá trị, học sinh được học tập trên dây chuyền sản xuất, tăng thêm nguồn thu cho Nhà trường, nâng cao tay nghề giáo viên và học sinh.

 

Vị trí Trường

học nail