KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Vị trí và chức năng
Khoa Công nghệ Thông tin là đơn vị đào tạo trực thuộc Trường Cao đẳng Thông tin và Truyền thông; chịu sự chỉ đạo, điều hành và quản lý trực tiếp của Hiệu trưởng Nhà trường.
Nhiệm vụ chính
1. Công tác quản lý Khoa
1.1. Quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và người học thuộc khoa, bộ môn theo phân công của Hiệu trưởng;
1.2. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khóa khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy hàng năm của Trường theo quy định, bao gồm:
- Xây dựng chương trình đào tạo của từng ngành, nghề theo từng trình độ đào tạo thuộc khoa, bộ môn mình quản lý hoặc do Hiệu trưởng giao.
- Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học, mô đun, tín chỉ bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo giữa các môn học, mô đun, tín chỉ của chương trình đào tạo hoặc giữa các chương trình đào tạo.
- Tổ chức phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo theo định hướng phát triển của Nhà trường; phát triển chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định.
- Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra thi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên đảm bảo chuẩn đầu ra theo cam kết đã được công bố; Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện bảo dưỡng, duy tu, bảo trì thiết bị chuyên ngành; Đề xuất bổ sung các trang thiết bị chuyên ngành phục vụ công tác đào tạo.
- Phối hợp với Tổ chuyên môn phụ trách công tác quản lý Khoa học thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức có liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đạo tạo của khoa, bộ môn.
1.3. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, biên soạn tài liệu, giáo trình, bài giảng, đề thi cho các môn học thuộc chuyên ngành Công nghệ thông tin theo các bậc học. Tổ chức các buổi sinh hoạt học thuật, chuyên đề, phương án giảng dạy để nâng cao trình độ mọi mặt của cán bộ, giảng viên thuộc Khoa.
1.4. Quản lý học sinh, sinh viên của Khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng và các quy định của Nhà nước.
1.5. Quản lý, tổ chức khai thác tài sản, máy móc, thiết bị, vật tư, kinh phí được giao và việc đào tạo, nghiên cứu khoa học theo quy định của Nhà trường và pháp luật của Nhà nước.
1.6. Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức, cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong khuôn khổ được Hiệu trường Nhà trường cho phép nhằm tăng cường tiềm lực cho Khoa.
1.7. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo và cán bộ nhân viên thuộc khoa (tổ chức thực hiện khi được Hiệu trưởng phê duyệt). Tổ chức đánh giá chuyên môn nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trong khoa, bộ môn và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong Trường theo quy định
1.8. Hàng năm lập kế hoạch phân công nhà giáo phụ trách các MH, MĐ do khoa quản lý trình Hiệu trưởng phê duyệt;
1.9. Báo cáo Hiệu trưởng phê duyệt và chủ động mời giáo viên thỉnh giảng trong và ngoài Trường tham giảng dạy các MH, MĐ đảm bảo đúng quy định;
1.10. Đề xuất nhà giáo giảng dạy các môn học, giáo viên chủ nhiệm trình Hiệu trưởng phê duyệt theo kế hoạch của Phòng đào tạo;
1.11. Chủ động bố trí nhà giáo dạy bù, đổi giờ đảm bảo chất lượng và tiến độ theo thời khóa biểu;
1.12. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế đào tạo, đạo đức nhà giáo, quy chế HSSV, nội quy giảng đường, nhà xưởng và các quy định khác liên quan đến Nhà giáo, người lao động và HSSV thuộc khoa quản lý;
1.13. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm tổng hợp giờ dạy, thời gian tham gia các công việc khác của nhà giáo và người lao động theo yêu cầu của các đơn vị liên quan;
1.14. Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao khi Nhà trường phát động.
1.15. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định và chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo của mình.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin
2.1. Xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm về phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy/ học trong Trường trình Hiệu trưởng phê duyệt.
2.2. Dự thảo các nội quy, quy định có liên quan về quản lý hoạt động công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin theo đúng các quy định pháp luật, các quy định của Trường, trình Hiệu trưởng phê duyệt và là đầu mối để thực hiện các nội quy, quy định này.
2.3. Xây dựng chiến lược phát triển hệ thống thông tin điện tử trong Trường, đề xuất thay đổi giải pháp kỹ thuật, công nghệ nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành, đáp ứng yêu cầu của Trường trong từng thời kỳ.
2.4. Xây dựng công cụ hỗ trợ điện tử nhằm đảm bảo điều kiện để các đơn vị chức năng, khoa, bộ môn trong Trường duy trì hoạt động của Trung tâm thông tin của Trường để cập nhật kịp thời thông tin trên trang thông tin điện tử của Trường và các đơn vị trực thuộc.
2.5. Tư vấn, tham mưu với Hiệu trưởng về các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật khi Trường có kế hoạch đầu tư thiết bị liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin.
2.6. Tổ chức quản lý, khai thác tài nguyên thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, triển khai áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác đào tạo, dạy học, nghiên cứu khoa học và quản lý của Trường sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt.
2.7. Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, sửa chữa và hướng dẫn sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin (hệ thống mạng LAN, hệ thống đường truyền internet, thiết bị máy tính, máy chủ, máy trạm, thiết bị ngoại vi, thiết bị kết nối mạng, thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng, v.v…) đảm bảo hệ thống hoạt động 24/24h thông suốt, ổn định, có hiệu quả và tiết kiệm.
2.8. Phối hợp với Phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch, triển khai việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên bằng Công nghệ thông tin.
2.9. Giám sát, đánh giá các đơn vị trong Trường về việc tuân thủ quy định, quy chế về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin khi đã được Hiệu trưởng phê duyệt.
2.10. Quản lý duy trì hoạt động của Cổng thông tin điện tử của Trường, thu thập, lưu trữ, xử lý và cập nhật kịp thời các nội dung thông tin liên quan đến hoạt động của Trường trên Cổng thông tin điện tử khi có yêu cầu của Hiệu trưởng, đồng thời đảm bảo tính an toàn của những thông tin đó.
2.11. Tham gia phối hợp đào tạo và đào tạo lại về công nghệ thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Trường.
2.12. Tham gia với Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan về công tác ứng dụng công nghệ thông tin.
2.13. Thực hiện công tác báo cáo, thống kê theo quy định và yêu cầu của Trường.
3. Công tác thư viện
3.1. Xây dựng kế hoạch phát triển thư viện theo hướng hiện đại, từng bước phát triển thư viện thành Trung tâm thông tin của Trường, phục vụ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh, sinh viên trong Trường trong công tác dạy và học;
3.2. Phối hợp với các khoa, bộ môn trong việc lập kế hoạch hàng năm lựa chọn, bổ sung đầu sách, tạp chí, giáo trình, tài liệu, sách tham khảo đáp ứng yêu cầu dạy, học, và nghiên cứu khoa học;
3.3. Xây dựng công cụ tra cứu, mục lục tra cứu, phối hợp với các cán bộ công nghệ thông tin xây dựng mạng lưới truy cập, tìm kiếm thông tin tự động hoá, cơ sở dữ liệu điện tử, tạo thuận lợi trong tra cứu sách, tài liệu cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh, sinh viên;
3.4. Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu và thông tin theo đề mục, chuyên đề rõ ràng, dễ hiểu, dễ tìm kiếm; tiến hành kiểm kê định kỳ tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản khác của thư viện; tiến hành thanh lý các tài liệu lạc hậu, hư nát, phục hồi các tài liệu cũ nát nhưng còn giá trị sử dụng theo quy định của cơ quan quản lý và của Trường;
3.5. Tổ chức, tham gia các hoạt động hợp tác trong và ngoài nước về lĩnh vực thông tin thư viện, hoạt động về nghiệp vụ với hệ thống thư viện trong cả nước, nhằm phát triển thư viện của Trường;
3.6. Phối hợp với Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức Hành chính để có kế hoạch phục vụ, quản lý và thu hồi tài liệu trước khi học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra Trường, bảo lưu kết quả, thôi học, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Trường nghỉ hưu hoặc chuyển công tác;
3.7. Phối hợp với Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Đào tạo và các đơn vị triển khai dịch vụ in ấn, sao chụp tài liệu, quản lý phạt, đền tài liệu, kiểm kê, thanh lý tài liệu, trang thiết bị trong Thư viện;
3.8. Phối hợp với các cán bộ quản lý nghiên cứu khoa học về thu nhận, lưu trữ các tài liệu do Trường xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu của cán bộ, giảng viên trong trường, các tài liệu hội nghị, hội thảo, khoá luận, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ, chương trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng v.v…;
3.9. Tiến hành tiếp nhận, lưu trữ các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thư viện trong và ngoài nước;
3.10. Tổ chức phục vụ, hướng dẫn cho bạn đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin- thư viện thông qua các hình thức phục vụ của thư viện phù hợp với quy định của Pháp luật.
4. Công tác Quản lý Trang Thông tin điện tử của Trường
4.1. Xây dựng, vận hành, phát triển Trang Thông tin điện tử của Trường đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước, Trường; đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thông tin đăng trên Trang Thông tin điện tử theo yêu cầu của Ban Giám hiệu.
4.2. Là đầu mối tiếp nhận, thẩm định, trình Hiệu trưởng phê duyệt và đăng lên Trang Thông tin điện tử của Trường những thông tin, bài viết, bản tin, hình ảnh do Trung tâm, các đơn vị, cá nhân trong và ngoài Trường.
4.3. Là đầu mối thanh toán chi phí cho các tác giả của các bài viết, bản tin, hình ảnh khi đăng trên Trang Thông tin điện tử của Trường theo đúng quy định của Trường.
4.4. Là đầu mối tham mưu giúp Hiệu trưởng thực hiện các quy định của Nhà nước về Trang Thông tin điện tử.
5. Công tác tuyên truyền, quảng bá
Chủ động đề xuất hoặc phối hợp với các đơn vị trong Trường tổ chức thực hiện và thực hiện công tác quảng bá, tuyên truyền công tác tuyển sinh, hoạt động của Nhà trường.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Hiệu trưởng yêu cầu