CAO ĐẲNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG-BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG-Đào, tạo thiết kế đồ họa-Đào tạo thiết kế đồ họa 2D chuyên nghiệp-DAO TAO-THIET KE DO HOA-Graphic designer-Lập trình web laravel-codeigniter nâng cao-Top đầu công nghệ thông tin-TOP ĐẦU ĐÀO TẠO LẬP TRÌNH VIÊN- -ĐÀO TẠO KỸ THUẬT IN-TRUONG CAO DANG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG-- KY THUAT IN- DAO TAO KY THUAT IN, Đào Tạo Kỹ Thuật in-đào tạo thợ in-TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN-ĐÀO TẠO CHẾ BẢN OUT PHIM- TRƯỜNG ĐẠI HỌC IN-TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG-ĐÀO TẠO CTP-CTF,Đào tạo công nhân in-Thợ máy in offset-thợ in offset,ĐÀO TẠO NGHỀ IN,ĐÀO TẠO CHẾ BẢN,ĐÒ HỌA 2D-ĐÀO TẠO LẬP TRÌNH WEB-PHP-LARALVEL-CODEIGNITER-KỸ THUẬT IN

KHOA CÔNG NGHỆ IN

Vị trí và chức năng

        Khoa Công nghệ In là đơn vị đào tạo trực thuộc Trường Cao đẳng Thông tin và Truyền thông; chịu sự chỉ đạo, điều hành và quản lý trực tiếp của Hiệu trưởng Nhà trường.

       

Nhiệm vụ chính

        1. Quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và người học thuộc khoa, bộ môn theo phân công của Hiệu trưởng;

        2. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khóa khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy hàng năm của Trường theo quy định, bao gồm:

        - Xây dựng chương trình đào tạo của từng ngành, nghề theo từng trình độ đào tạo thuộc khoa, bộ môn mình quản lý hoặc do Hiệu trưởng giao.

        - Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học, mô đun, tín chỉ bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo giữa các môn học, mô đun, tín chỉ của chương trình đào tạo hoặc giữa các chương trình đào tạo.

        - Tổ chức phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo theo định hướng phát triển của Nhà trường; phát triển chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định.

        - Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra thi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên đảm bảo chuẩn đầu ra theo cam kết đã được công bố; Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện bảo dưỡng, duy tu, bảo trì thiết bị chuyên ngành; Đề xuất bổ sung các trang thiết bị chuyên ngành phục vụ công tác đào tạo.

        - Phối hợp với Tổ chuyên môn phụ trách công tác quản lý Khoa học thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức có liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đạo tạo của khoa, bộ môn.

        3. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, biên soạn tài liệu, giáo trình, bài giảng, đề thi cho các môn học thuộc chuyên ngành Công nghệ In theo các bậc học. Tổ chức các buổi sinh hoạt học thuật, chuyên đề, phương án giảng dạy để nâng cao trình độ mọi mặt của cán bộ, giảng viên thuộc Khoa.

        4. Quản lý học sinh, sinh viên của Khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng và các quy định của Nhà nước.

        5. Quản lý, tổ chức khai thác tài sản, máy móc, thiết bị, vật tư, kinh phí được giao và việc đào tạo, nghiên cứu khoa học theo quy định của Nhà trường và pháp luật của Nhà nước.

        6. Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức, cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong khuôn khổ được Hiệu trường Nhà trường cho phép nhằm tăng cường tiềm lực cho Khoa.

        7. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo và cán bộ nhân viên thuộc khoa (tổ chức thực hiện khi được Hiệu trưởng phê duyệt). Tổ chức đánh giá chuyên môn nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trong khoa, bộ môn và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong Trường theo quy định

        8. Hàng năm lập kế hoạch phân công nhà giáo phụ trách các MH, MĐ do khoa quản lý trình Hiệu trưởng phê duyệt;

        9. Báo cáo Hiệu trưởng phê duyệt và chủ động mời giáo viên thỉnh giảng trong và ngoài Trường tham giảng dạy các MH, MĐ đảm bảo đúng quy định;

        10. Đề xuất nhà giáo giảng dạy các môn học, giáo viên chủ nhiệm trình Hiệu trưởng phê duyệt theo kế hoạch của Phòng đào tạo;

        11. Chủ động bố trí nhà giáo dạy bù, đổi giờ đảm bảo chất lượng và tiến độ theo thời khóa biểu;

        12. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế đào tạo, đạo đức nhà giáo, quy chế HSSV, nội quy giảng đường, nhà xưởng và các quy định khác liên quan đến Nhà giáo, người lao động và HSSV thuộc khoa quản lý;

        13. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm tổng hợp giờ dạy, thời gian tham gia các công việc khác của nhà giáo và người lao động theo yêu cầu của các đơn vị liên quan;

        14. Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao khi Nhà trường phát động.

        15. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định và chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo của mình.

        16. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Hiệu trưởng yêu cầu.

       

 

Vị trí Trường

học nail