PHÒNG ĐÀO TẠO
Vị trí và chức năng
Chủ trì, phối hợp với các Phòng chức năng, Khoa, Trung tâm tham mưu giúp Hiệu trưởng nghiên cứu, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, quản lý hoạt động đào tạo và phát triển trong Trường, gồm các chức năng sau đây:
1. Tham mưu và giúp việc cho Hiệu trưởng về tổ chức, quản lý và điều hành công tác đào tạo của Nhà trường;
2. Tổ chức triển khai công tác thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên và công tác đảm bảo chất lượng đào tạo;
3. Tổ chức triển khai thực hiện, giám sát, kiểm tra, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động của các mặt công tác nêu trên theo nhiệm vụ được giao;
4. Tổ chức triển khai công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
5. Tham mưu và giúp việc cho Hiệu trưởng về tổ chức, quản lý các mặt học tập, rèn luyện, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của sinh viên, học sinh toàn Trường.
Nhiệm vụ
1. Công tác Đào tạo
1.1. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm về công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh sinh viên trong toàn Trường. Tổ chức thực hiện các kế hoạch chương trình đào tạo, bồi dưỡng do Bộ Thông tin và Truyền thông giao và các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo các hợp đồng khác;
1.2. Chủ trì tổ chức nghiên cứu xây dựng mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo cho các ngành thuộc các loại hình đào tạo ở các bậc học trong Trường;
1.3. Chủ trì nghiên cứu đề xuất thay đổi, bổ sung ngành, chuyên ngành đào tạo mới, cải tiến chương trình đào tạo, nội dung, quy trình đào tạo của Nhà trường; nghiên cứu, đề xuất và tổ chức ứng dụng phương pháp đào tạo mới;
1.4. Xây dựng và hướng dẫn các đơn vị đào tạo đăng ký kế hoạch biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy theo quy định của Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông và của Nhà trường; tổ chức thực hiện khi được phê duyệt;
1.5. Lập kế hoạch công tác tuyển sinh hàng năm của Nhà trường;
1.6. Lập hồ sơ, trình Hiệu trưởng ký cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên các hệ đào tạo trong toàn Trường; thực hiện quy định của Nhà nước về quản lý văn bằng, chứng chỉ;
1.7. Thực hiện các báo cáo thống kê, thông tin nghiệp vụ thuộc lĩnh vực đào tạo theo quy định của Nhà trường và các cơ quan có thẩm quyền;
1.8 . Phối hợp với các đơn vị về công tác quản lý nhà giáo, cụ thể:
- Quản lý khối lượng công việc của các nhà giáo bao gồm: các định mức lao động và chế độ cho nhà giáo của Trường;
- Quản lý chất lượng giảng dạy của nhà giáo bao gồm: quản lý giảng dạy, nghiên cứu khoa học, công tác đào tạo, và bồi dưỡng nhà giáo;
- Tham mưu Hội đồng Đào tạo đánh giá chất lượng giảng dạy trong việc tuyển dụng nhà giáo mới;
- Lập kế hoạch phát triển năng lực nhà giáo, công tác khuyến khích động viên, khen thưởng, kỷ luật nhà giáo để xây dựng đội ngũ nhà giáo đáp ứng được nhiệm vụ của Trường.
2. Công tác giáo vụ
2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy và thời khóa biểu cho các hệ đào tạo; lập kế hoạch bố trí giảng đường cho các hệ đào tạo; phối hợp với các đơn vị sử dụng hợp lý, hiệu quả quỹ giảng đường.
2.2. Phối hợp với các đơn vị có liên quan duy trì nề nếp giảng dạy, học tập theo thời khóa biểu và lịch trình giảng dạy.
2.3. Tổng hợp, đánh giá, phân loại kết quả học tập của sinh viên theo học kỳ, năm học, toàn khóa.
2.4. Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch thực tập tốt nghiệp cho sinh viên.
2.5. Tổ chức xét ngừng học, thôi học và xét tốt nghiệp cho sinh viên.
2.6. Cung cấp bảng điểm, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho sinh viên đủ điều kiện.
2.7. Giải quyết các thủ tục bảo lưu kết quả học tập, chuyển lớp, chuyển trường và tốt nghiệp cho sinh viên.
2.8. Tổ chức Lễ khai giảng, phát bằng tốt nghiệp và tổng kết hàng năm.
2.9. Quản lý và lưu trữ sổ phát bằng tốt nghiệp cho sinh viên, hồ sơ tuyển sinh, hồ sơ sinh viên, công văn giấy tờ có liên quan đến công tác đào tạo và quản lý đào tạo.
2.10. Tổ chức triển khai các phương pháp giảng dạy cho giảng viên, học tập cho sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
2.11. Lập kế hoạch đánh giá chất lượng giảng dạy của nhà giáo. Định kỳ tổng kết, đánh giá, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
2.12. Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá chức trách, nhiệm vụ thuộc phạm vi của phòng.
2.13. Tham gia xây dựng kế hoạch phát triển, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo; kế hoạch trang bị cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và các kế hoạch có liên quan khác.
3. Công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo
3.1.Công tác Khảo thí:
3.1.1. Nghiên cứu các văn bản, quy định của Bộ LĐ-TB&XH về công tác khảo thí để xây dựng các quy định, quy trình, kế hoạch về khảo thí đảm bảo chất lượng trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện;
3.1.2. Tham mưu cho Hiệu trưởng thành lập các hội đồng thẩm định nghiệm thu ngân hàng đề thi, giáo trình, giáo án, chương trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục;
3.1.3.Tổ chức xây dựng, quản lý và sử dụng ngân hàng đề thi kết thúc môn học, đề thi tốt nghiệp, thi kết thúc khóa học cho các ngành/nghề đào tạo của Trường đảm bảo chất lượng và hiệu quả các kỳ thi;
3.1.4. Quản lý, lưu trữ và bảo mật đề thi chính thức, bài thi kết thúc môn học và thi tốt nghiệp;
3.1.5. Nhận bảng điểm từ các khoa, điểm thực hành, điểm lý thuyết, kiểm tra bảng điểm, xác nhận, lưu trữ;
3.1.6. Đề xuất với Hiệu trưởng các biện pháp để thực hiện nghiêm túc các quy chế của Bộ LĐ-TB&XH về công tác thi và kiểm tra;
3.1.7. Xây dựng quy hoạch chiến lược đổi mới công tác thi và kiểm tra, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo;
3.1.8. Thực hiện tổng hợp và báo cáo định kì về công tác thi, kết quả các kì thi, đánh giá chất lượng đào tạo cho Hiệu trưởng theo yêu cầu;
3.1.9. Chủ trì việc tổ chức lớp tập huấn về công tác khảo thí;
3.1.10. Tổ chức đi trao đổi, học tập kinh nghiệm ở các trường bạn về công tác khảo thí;
3.1.11. Tổ chức thi, chấm thi, ra đề, in sao đề và vào điểm thi theo đúng quy chế và xây dựng quy trình và thực hiện việc kiểm tra thi hết học phần, thi tốt nghiệp;
3.1.12. Giám sát việc thực hiện các nội quy, quy chế về giảng dạy, học tập, thi và kiểm tra; Theo dõi các hoạt động giáo dục đối với học sinh, sinh viên Nhà trường;
3.1.13. Tiếp nhận và xử lý các đơn thư khiếu nại/phúc khảo bài thi, hồ sơ, công văn liên quan đến công tác khảo thí;
3.2. Công tác kiểm định chất lượng
3.2.1. Thực hiện các nội dung về đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp đã được nêu trong bộ tiêu chí đánh giá chất lượng do Bộ LĐ-TB&XH ban hành;
3.2.2. Tham gia các đợt tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về kiểm định chất lượng;
3.2.3. Tiến hành các đợt khảo sát, điều tra phục vụ công tác kiểm định chất lượng;
3.2.4. Thực hiện các quy định về kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp;
3.2.5. Nghiên cứu các văn bản của Bộ LĐ-TB&XH về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
3.2.6. Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ cho công tác tự đánh giá (Bảng hỏi, phiếu khảo sát, bảng thống kê, v.v…);
3.2.7. Xây dựng tiêu chí và phương pháp đánh giá kết quả giảng dạy của nhà giáo; thiết kế phiếu thăm dò ý kiến của người học và phối hợp với phòng Tổ chức hành chính, các khoa, trung tâm để tổ chức lấy ý kiến người học nhận xét, đánh giá kết quả giảng dạy của nhà giáo;
3.2.8. Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý và giảng viên trong toàn Trường về công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, tự đánh giá;
3.2.9. Tổ chức kiểm tra chất lượng giờ dạy của nhà giáo theo quy định;
3.2.10. Xây dựng kế hoạch năm học về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
3.2.11. Chủ trì, thực hiện công tác tự đánh giá và hoàn thiện báo cáo tự đánh giá và đề nghị đánh giá ngoài theo kế hoạch của Nhà trường và Bộ Lao động, thương binh và xã hội;
3.2.12. Triển khai công tác tự đánh giá của Nhà trường, thu thập, lưu trữ các tài liệu, minh chứng tự đánh giá phục vụ công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH;
3.2.13. Tham gia các lớp tập huấn về công tác đảm bảo chất lượng của Bộ LĐ-TB&XH; chủ trì lớp tập huấn cho cán bộ, nhà giáo Nhà trường về công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
3.2.14. Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm ở các trường bạn về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
3.2.15. Thực hiện khảo sát, điều tra học sinh, sinh viên về chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo và các điều kiện kiểm định chất lượng đào tạo của Nhà trường;
3.2.16. Nghiên cứu phát triển các chương trình đào tạo để tiến tới hội nhập quốc tế.
3.2.17. Tiếp nhận và xử lý các loại đơn từ, hồ sơ, công văn liên quan đến công tác kiểm định chất lượng đào tạo.
3.3. Công tác thanh tra giáo dục nghề nghiệp
3.3.1. Nghiên cứu các văn bản quy định của Bộ LĐ-TB&XH để xây dựng quy trình và kế hoạch thanh tra giáo dục nghề nghiệp hàng năm và tổ chức thực hiện sau khi Hiệu trưởng phê duyệt;
3.3.2. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng giao.
4. Công tác học sinh, sinh viên
4.1. Chủ trì tiếp nhận, tập hợp ý kiến phản ánh của học sinh, sinh viên, các phòng, ban, khoa, bộ môn về các mặt liên quan tới việc học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học và sinh hoạt của học sinh, sinh viên. Tham gia đánh giá và kịp thời đề xuất các giải pháp phù hợp. Định kỳ tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo Nhà trường, các phòng ban, khoa, bộ môn với học sinh, sinh viên và là đầu mối trả lời và giải quyết những khiếu nại của học sinh, sinh viên;
4.2. Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyển sinh, tổ chức tiếp nhận học sinh, sinh viên trúng tuyển. Tiến hành làm thẻ cho học sinh, sinh viên. Giải quyết các thủ tục hành chính cho học sinh, sinh viên nhập học, ra Trường, chuyển trường, chuyển về địa phương. Phê duyệt Ban cán sự các lớp học sinh, sinh viên;
4.3. Phối hợp với Y tế cơ quan tổ chức khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên hệ chính quy khi mới vào Trường, giữa khóa học và cuối khóa học theo hướng dẫn của Thông tư liên Bộ Y tế- Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4.4.Chủ trì tổ chức tuần sinh hoạt công dân - học sinh sinh viên đầu năm; đầu khóa và cuối khóa học; tổ chức cho học sinh, sinh viên học tập nội quy, quy chế, quyền lợi và nghĩa vụ; tổ chức sinh hoạt chính trị, tư tưởng thường xuyên cho học sinh, sinh viên trong quá trình học tập tại Trường;
4.5. Phối hợp với các Khoa, Bộ môn, các Phòng, Ban khác và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tiến hành theo dõi việc học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện của học sinh, sinh viên, làm căn cứ để đề xuất đánh giá, xét tiêu chuẩn thi kết thúc môn học/mô đun và thi tốt nghiệp. Tổ chức xét cấp học bổng, trợ cấp xã hội và mức đóng học phí cho học sinh, sinh viên, kể cả học bổng do các cá nhân và tổ chức tài trợ cho Trường. Đề nghị Ban Giám hiệu khen thưởng các tập thể, các nhân đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện; đồng thời kiến nghị hình thức kỷ luật đối với trường hợp vi phạm nội quy, quy chế;
4.6. Xác nhận chế độ chính sách xã hội cho học sinh, sinh viên theo quy định hiện hành; giới thiệu học sinh, sinh viên liên hệ với các đơn vị ngoài Trường nhằm phục vụ trực tiếp cho việc học tập, nghiên cứu khoa học của học sinh, sinh viên;
4.7. Triển khai phần mềm quản lý học sinh, sinh viên: Nhập thông tin phiếu học sinh, sinh viên trúng tuyển, kết quả rèn luyện và quá trình rèn luyện thực hiện quy chế học tập, sinh hoạt, khen thưởng, kỷ luật của học sinh, sinh viên;
4.8. Triển khai hoạt động đánh giá sau đào tạo. Duy trì mối liên hệ và các kênh thông tin liên lạc với cựu học sinh, sinh viên, thực tập sinh. Cập nhật thông tin vào phần mềm quản lý hồ sơ của cựu học sinh, sinh viên. Phối hợp tổ chức các hoạt động quảng bá, đào tạo, nghiên cứu khoa học liên quan đến cựu học sinh, sinh viên;
4.9. Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội học sinh, sinh viên; các phòng chức năng để thực hiện và tạo điều kiện và tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các câu lạc bộ và các hoạt động giải trí lành mạnh khác;
4.10. Phối hợp với Phòng Tổ chức Hành chính và bộ phận bảo vệ chủ động làm việc với chính quyền địa phương để giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội, mối quan hệ giữa học sinh, sinh viên của Trường với sinh viên các trường khác và với nhân dân địa phương;
4.11. Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ;
4.12. Phối hợp với Phòng TCHC trong việc quản lý, điều hành và sắp xếp chỗ ở cho học sinh sinh viên ở Khu ký túc xá của Nhà trường;
4.13. Theo dõi, tổng hợp số liệu, thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cấp trên và các đơn vị liên quan;
4.14. Tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên;
4.15. Tạo điều kiện giúp đỡ học sinh, sinh viên tàn tật, khuyết tật; học sinh, sinh viên diện chính sách; học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn;
4.16. Chủ trì thực hiện công tác quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú theo quy định của Bộ, Ban ngành và của Nhà trường;
4.17. Thường xuyên giữ mối liên hệ với Tổ quản lý Ký túc xá, giữa Nhà trường với gia đình, cơ quan của